Tin tức

Hướng dẫn cách chọn màn hình máy tính đồ họa chất lượng mới nhất

Có thể nói, màn hình máy tính đồ họa là một trong những công cụ quan trọng mà mọi nhà thiết kế đều cần phải có để công việc sáng tạo được diễn ra suôn sẻ. Một màn hình cho đồ họa chất lượng sẽ cần phải sở hữu các thông số kỹ thuật phù hợp bao gồm độ chính xác về màu sắc, kích thước màn hình, độ phân giải, các yếu tố hỗ trợ kết nối… Trong bài viết dưới đây, Acer sẽ hướng dẫn các nhà thiết kế đồ họa nhanh chóng lựa chọn và “tậu” cho mình một màn hình đồ họa chuyên nghiệp. 

Lợi ích của màn hình máy tính đồ họa với công việc thiết kế

Với những người mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế đồ họa, sở hữu màn hình đồ họa chuyên nghiệp không nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, theo thời gian, các designer sẽ nhận ra được lợi ích của một màn hình máy tính đồ họa chất lượng mang đến cho các thiết kế của mình. Thiết kế đồ họa về cơ bản chính là việc tạo ấn tướng và truyền đạt thông điệp đến người xem, là cầu nối của designer với nhà thiết kế. 

Màn hình đồ họa chuyên nghiệp sẽ giúp designer làm việc với các chi tiết và màu sắc của hình ảnh chuẩn xác hơn
Màn hình đồ họa chuyên nghiệp sẽ giúp designer làm việc với các chi tiết và màu sắc của hình ảnh chuẩn xác hơn

So với màn hình thông thường, màn hình dành cho thiết kế đồ họa thường được trang bị độ phân giải, không gian màu, cổng kết nối mới nhất. Với các nhà thiết kế đồ họa, màn hình hiển thị sai màu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của các designer. Do đó, một chiếc màn hình thiết kế đồ họa có chuẩn màu đáp ứng yêu cầu sẽ là cách tốt nhất đảm bảo các tác phẩm đồ họa luôn nổi bật về mặt hình ảnh. Không chỉ chuẩn màu, các màn hình cho đồ họa thường có độ phân giải lớn, giúp các designer dễ dàng làm việc với các chi tiết nhỏ. Ngoài ra, với màn hình thiết kế đồ họa, designer dễ dàng kết nối với các thiết bị hỗ trợ nhờ cổng kết nối hiện đại. Hầu hết các màn hình đồ họa chuyên nghiệp đều trang bị cổng HDMI hay Displayport tạo điều kiện cho việc kết nối các thiết bị ngoại vi.

Màn hình tốt nhất cho đồ họa cần sở hữu những đặc tính gì?

Với những designer chuyên nghiệp, một màn hình tốt nhất cho đồ họa không chỉ có độ phân giải cao mà còn phải mang lại hiệu suất hoạt động tối ưu. Để đáp ứng được yêu cầu độ chính xác cao của công việc thiết kế, màn hình đồ họa chuyên nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản dưới đây:

  1. Độ chính xác màu

Khi thiết kế đồ họa, các designer luôn cần màu sắc hiển thị trên màn hình có độ chính xác cao như bản in. Điều này có nghĩa là sai số màu sắc trên màn hình phải vô cùng nhỏ để tạo nên sự nhất quán của bản thiết kế và sản phẩm sau cùng. 

Độ chính xác màu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thiết kế đồ họa
Độ chính xác màu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thiết kế đồ họa

Màn hình tốt nhất cho thiết kế đồ họa cần có đảm bảo bao phủ trên 90% không gian màu Adobe RGB, sRGB hoặc DCI-P3 – 3 trong số những chuẩn màu phổ biến của lĩnh vực sáng tạo hình ảnh. Mỗi không gian màu này đáp ứng những yêu cầu thiết kế đồ họa từ đơn giản đến phức tạp. Nếu làm việc trong lĩnh vực in ấn hoặc high-end commercial, màn hình đáp ứng không gian màu Adobe RGB là tối ưu, còn nếu bạn là nhà làm phim chuyên nghiệp DCI-P3 là lựa chọn thích hợp. Trong khi đó, hệ màu sRGB phù hợp với các content creator chuyên tạo các hình ảnh cho social media.

>>> Màn hình tốt nhất cho đồ họa nên đạt chuẩn sRGB, Adobe RGB hay DCI P3?

Ngoài việc đáp ứng độ bao phủ tốt, màn hình đồ họa chuyên nghiệp cần có bảng tra cứu 10, 12 hoặc 14 bit (LUT) để có thể cân chỉnh màu sắc một cách dễ dàng. Nhiều sản phẩm màn hình hiện nay như dòng sản phẩm ConceptD CP1, CP3 hay CP7 của Acer đã căn chỉnh màu sắc ngay khi xuất xưởng, người sử dụng có thể thỏa sức thể hiện ý tưởng sáng tạo, đắm chìm trong thế giới màu sắc mà không lo đến vấn đề sai lệch giữa bản thiết kế và sản phẩm cuối cùng. 

Thêm nữa, với sự phát triển của công nghệ màn hình, cũng như sự xuất hiện của tấm nền IPS giúp màu sắc hiển thị rực rỡ và chân thật hơn.

>>> Chuẩn màu Pantone là gì và nó ảnh hưởng gì đến chiếc màn hình cho đồ hoạ

1. Kích thước màn hình

Không phải mọi thiết kế hình ảnh đều cần quan tâm đến kích thước của màn hình hiển thị. Nếu bạn chỉ thiết kế cho hình ảnh, banner quảng cáo, kích thước màn hình không phải là tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn cần phải làm việc với các tệp hình ảnh có độ phân giải cao, chứa nhiều chi tiết nhỏ, màn hình kích thước lớn sẽ giúp bạn zoom in, zoom out đối tượng một cách dễ dàng hơn. Thông thường, màn hình đồ họa có kích cỡ 27 – 29 inch là phù hợp với những ai cần không gian hiển thị rộng rãi. Tuy nhiên, nhược điểm của những màn hình kích cỡ lớn đó là hiệu suất không phải lúc nào cũng tối ưu.

2. Tấm nền

Cùng với độ chính xác màu, tấm nền là yếu tố có tác động lớn đến công việc thiết kế. Trên thị trường hiện nay có các tấm nền phổ biến như TN, VA, IPS:

  • Tấm nền TN là loại tấm nền rẻ và phổ biến nhất. Ưu điểm của tấm nền này là thời gian phản hồi nhanh, tuy nhiên với công việc thiết kế, tốc độ phản hồi không phải tiêu chí quan trọng. Nhược điểm là màu sắc và góc nhìn chưa đạt yêu cầu của thiết kế đồ họa. Vì thế nếu bạn lựa chọn màn hình sử dụng tấm nền TN sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế.
  • Tấm nền VA là loại tấm nền tầm trung có giá thành nhỉnh hơn đôi chút so với TN. Mặc dù tính năng của VA có tốt hơn TN nhưng hiệu suất chưa thật xứng đáng với giá tiền. 
Sự khác biệt của 3 loại tấm nền phổ biến hiện nay
Sự khác biệt của 3 loại tấm nền phổ biến hiện nay
  • Tấm nền IPS được coi là lựa chọn tốt nhất về mặt giá cả và hiệu suất. Tấm nền IPS với các tinh thể lỏng được xếp theo chiều ngang giúp góc nhìn được mở rộng và hạn chế tối đa sự chuyển màu, sai lệch màu khi đổi góc nhìn

3. Độ phân giải

Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết giúp designer tạo ra các thiết kế chất lượng. Màn hình sở hữu độ phân giải càng lớn sẽ giúp nhà thiết kế làm việc với các chi tiết dễ dàng hơn. Tuy nhiên, màn hình dành cho thiết kế đồ họa có độ phân giải cao sẽ đắt hơn rất nhiều so với màn hình Full HD thông thường. Đổi lại, giá trị lâu dài và độ trung thực về hình ảnh là lợi ích mà nhà thiết kế nhận được khi sở hữu màn hình có độ phân giải lớn. 

Màn hình máy tính đồ họa cần có độ phân giải tối thiểu là Full HD
Màn hình máy tính đồ họa cần có độ phân giải tối thiểu là Full HD

Màn hình UHD hay còn gọi là màn hình 4K (3840 x 2160 pixel) với số điểm ảnh cao hơn 4 lần so chuẩn Full HD (1920 x 1080 pixel) Màn hình 2K (hay còn gọi QHD) có kích thước 2560 x 1440 pixel có độ phân giải cao gấp đôi màn hình Full HD. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khoảng cách giữa màn hình 2K và Full HD là không quá lớn, nếu nhìn trên màn hình nhỏ. Để độ phân giải phát huy được hết ưu điểm, màn hình cần có kích cỡ tương ứng.

>>> UHD là gì và những điều cần biết về một chiếc màn hình máy tính đồ hoạ UHD

4. Thiết kế công thái học

Màn hình thiết kế đồ họa không chỉ cần kiểu dáng đẹp mà còn đảm bảo khả năng tương thích giữa sản phẩm với người sử dụng. Màn hình cho đồ họa cần có thiết kế công thái học giúp tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng, nâng cao hiệu suất của quá trình sáng tạo. Do các nhà thiết kế thường dành phần lớn thời gian vào màn hình đồ họa khi bắt đầu bắt tay vào dự án. Thiết kế công thái học của màn hình đồ họa trước hết là chân dế tiện dụng, cho phép thay đổi chiều cao, xoay  màn hình để thuận tiện cho việc xem xét, đánh giá sản phẩm thiết kế. Ngoài ra, việc sắp xếp các cổng kết nối ở vị trí thuận tiện cũng giúp designer tiết kiệm thời gian ở những việc không cần thiết.

5. Cổng kết nối với thiết bị ngoại vi

Khi làm đồ họa, không phải lúc nào bạn cũng làm việc trên một màn hình duy nhất, khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi khác sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc. Màn hinh thiết kế đồ họa tốt nhất nên có các cổng kết nối như DisplayPort 1.2, DVI liên kết kép, HDMI. Trong trường hợp, bạn cần kết nối với nhiều màn hình cùng lúc, monitor có cổng Thunderbolt-in và out hoặc DisplayPort 1.2.

6. Giá cả

Điều này không liên quan đến chất lượng công việc nhưng là yếu tố giúp designer quyết định xuống tiền để sở hữu sản phẩm hay không. Những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đồ họa khắt khe thường có mức giá cao hơn, tuy nhiên đổi lại là giá trị và thời gian sử dụng sản phẩm lâu bền hơn so với những màn hình có giá mềm

Gợi ý những mẫu màn hình thiết kế đồ họa chất lượng

Màn hình thiết kế Acer ConceptD CP1

Thông số kỹ thuật:

  • Độ phân giải: Full HD
  • Tấm nền: IPS, tần số quét 165Hz
  • Độ bao phủ màu 95% DCI P3, DeltaE<2
  • Cổng kết nối: Display Port, HDMI
  • Kích thước: 24inch. Giá 7.000.000 VNĐ
  • Kích thước 27inch. Giá: 9.000.000 VNĐ
Màn hình thiết kế đồ họa Acer ConceptD CP1
Màn hình thiết kế đồ họa Acer ConceptD CP1

Acer ConceptD CP1 là một trong những mẫu màn hình đồ họa tối ưu cho các nhà thiết kế. Mẫu sản phẩm này có độ bao phủ màu rộng, đáp ứng 95% không gian màu điện ảnh DCI P3, cùng phương sai màu nhỏ hơn 2, mang đến màu sắc chân thực, chuẩn xác cho nhà thiết kế. Ngoài ra, máy sở hữu tần số quét lớn lên đến 165Hz mang đne trải nghiệm hình ảnh siêu mượt. Kèm theo đó, công nghệ IPS mở rộng góc nhìn, bảo toàn chất lượng hình ảnh, tương phản màu sắc  hỗ trợ người dùng sáng tạo ra những sản phẩm đồ họa ưng ý. Mẫu màn hình này được trang bị công nghệ bảo vệ mắt Acer Vision Care hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến mắt người dùng.

>>> Acer ConceptD CP1 – dòng màn hình tốt cho đồ họa

Màn hình đồ họa ConceptD CP3

Thông số kỹ thuật:

  • Độ phân giải 4K
  • Kích thước màn hình 27inch
  • Tấm nền IPS, tần số quét 144Hz
  • Độ bao phủ màu: 90% DCI-P3, DeltaE<1
  • Cổng kết nối: HDMI, DisplayPort, SPK, USB 3.0
  • Giá bán: 24.000.000 VNĐ
Màn hình đồ họa chuyên nghiệp ConceptD CP3
Màn hình đồ họa chuyên nghiệp ConceptD CP3

Nếu bạn làm việc liên quan đến đồ họa 3D, ConceptD CP3 là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Mẫu màn hình này trang bị độ phân giải 4K, đáp ứng 90% không gian màu DCI-P3 cùng đạt chứng nhận Vesa DisplayHDR 400 mang đến trải nghiệm hình ảnh rõ nét, với độ sai màu DeltaE dưới 1. Mẫu màn hình CP3 được trang bị tấm chắn màn hình giúp hạn chế tác động của ánh sáng bên ngoài ảnh hưởng đến công việc thiết kế.

>>> Màn hình thiết kế đồ họa Acer ConceptD CP3 – “Sứ giả” kết nối khối óc và ấn phẩm sáng tạo

Những lưu ý giúp tăng độ bền và tuổi thọ của màn hình cho đồ họa

Giá thành của màn hình thiết kế đồ họa thường cao hơn so với màn hình thông thường, với những lưu ý khi sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ giúp bạn duy trì độ bền, tuổi thọ của màn hình.

Không để màn hình bám bụi

Dù bạn để màn hình đồ họa ở công ty hay tại nhà, việc bị bụi bám vào là không thể tránh khỏi. Không vệ sinh màn hình, lau bụi bẩn bám vào có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh trong quá trình sử dụng. Vì thế, bạn cần thường xuyên vệ sinh, lau màn hình, các cổng kết nối… nhằm giúp tăng tuổi thọ và độ bền của màn hình

Vệ sinh màn hình đúng cách

Vệ sinh màn hình đúng cách cũng là cách giúp sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn. Khi lau màn hình, bạn chỉ nên dùng rẻ mềm, dùng nước vệ sinh màn hình lau theo chiều dọc màn hình. Tránh lau màn hình theo hình tròn có thể khiến các hạt bụi làm trầy xước màn hình.

Tránh chạm tay vào bề mặt màn hình

Nhiều người thường có thói quen chạm tay vào màn hình. Tuy nhiên, hành động này có thể tạo ra các điểm chết trên màn hình, đặc biệt là các các màn hình LCD. Vì vậy nếu không muốn thay màn hình sớm, hạn chế chạm tay hoặc sử dụng các vật nhọn (đầu bút, thước…) chạm vào màn hình.

Tránh để màn hình nơi ánh sáng chói trang hoặc ẩm ướt

Tránh để màn hình máy tính ở nơi có ánh sáng mạnh, chói chang vì có thể làm ảnh hưởng đến độ bền của máy. Các màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể lỏng thường nhạy cảm với sức nóng và môi trường ẩm ướt.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã tìm ra các tiêu chí để lựa chọn màn hình máy tính đồ họa phù hợp với yêu cầu công việc.