Tin tức

Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa

Những thiết bị hỗ trợ cho designer đang ngày càng được di động hóa, nhằm mục đích mang đến sự tiện lợi tối đa, cho phép làm việc và sáng tạo vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, những bộ máy tính để bàn làm đồ họa vẫn có chỗ đứng vững chắc, khó bị lung lay, dù cho các laptop cũng đang trở nên siêu việt hơn bao giờ hết. 

Bộ máy tính để bàn làm đồ họa và những ưu điểm không thể phủ nhận

Tích hợp những linh kiện mạnh mẽ bậc nhất

Đối với việc xây dựng cấu hình cho bộ máy tính để bàn làm đồ họa, bạn gần như có thể sử dụng bất kỳ loại linh kiện nào mà bản thân yêu thích, dù có là CPU Core i9 dòng K với khả năng mở khóa xung nhịp, siêu card đồ họa RTX 30-series, hay chiếc mainboard (bo mạch chủ) dòng Z, X,….

Nhờ vào thiết kế lý tưởng, việc tích hợp phần cứng cho PC là tương đối dễ dàng. Chỉ cần đảm bảo mọi chỉ số của linh kiện đều tương thích tốt với nhau, hiệu năng xử lý của PC đồ họa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng. Bên cạnh những bộ PC được lắp đặt một cách ngẫu nhiên theo nhu cầu, PC được lắp sẵn cũng là sự lựa chọn thích hợp cho công việc của bạn. 

Cùng với ưu điểm vừa được liệt kê, cấu tạo của PC còn cho phép nâng cấp linh kiện thoải mái theo thời gian ( vẫn phải đáp ứng tiêu chí về độ tương thích). Nếu ổ SSD 256GB quá ít, bạn có thể chuyển sang ổ SSD 1TB, hay trong trường hợp VGA 1650Ti không còn là xu thế mà bạn yêu thích, việc thay thế bằng VGA 3070 cũng là điều hoàn toàn khả thi. 

Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa 1

Đối với việc xây dựng cấu hình cho bộ máy tính để bàn làm đồ họa, bạn gần như có thể sử dụng bất kỳ loại linh kiện nào mà bản thân yêu thích

Hệ thống tản nhiệt hiệu quả

Do có khoảng không bên trong rộng rãi, việc lưu thông gió của PC cũng hiệu quả hơn rất nhiều, đặc biệt là khi đặt lên bàn cân với các thiết bị nhỏ gọn. Không những vậy, với sự trợ giúp từ các thiết bị tản nhiệt, nhiệt độ của PC sẽ luôn trong tình trạng được kiểm soát tốt, giúp cho các linh kiện không bị hư hỏng hoặc giảm hiệu năng.

Đối với PC, các tùy chọn tản nhiệt cũng đa dạng hơn. Hai loại tản nhiệt được yêu thích hàng đầu hiện nay gồm có tản nhiệt nước và tản nhiệt khí, nhờ vào khả năng giải tỏa nhiệt lượng hiệu quả cho PC. Tùy vào nhu cầu, cũng như ngân sách, bạn có thể tự do chọn lấy bất cứ loại tản nhiệt nào mà bản thân cảm thấy tiện lợi và dễ sử dụng nhất. 

Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa 5

Do có khoảng không bên trong rộng rãi, việc lưu thông gió và tản nhiệt của PC cũng hiệu quả hơn rất nhiều

Sửa chữa dễ dàng

Điểm mạnh tiếp theo của PC thiết kế đồ họa chính là nằm ở đặc tính dễ sữa chữa. Bởi phần cứng trong PC có thể dễ dàng tháo rời, việc khắc phục sự cố của chúng diễn ra nhanh chóng và ít nhọc nhằn hơn. 

Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa 4

PC thiết kế đồ họa có thể được sữa chữa dễ dàng

Nên tự xây cấu hình hay mua PC có sẵn?

Như đã đề cập, PC tự xây và PC lắp sẵn là hai tùy chọn thịnh hành dành cho các designer. Mỗi loại PC đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Về phần PC tự xây, nếu bạn là người thông hiểu về sức mạnh phần cứng máy tính, cũng như cách mà chúng phối hợp với nhau trong việc vận hành, đây là gợi ý số một cho bạn. Kèm theo đó, nếu tự xây cấu hình cho PC, bạn cũng sẽ tiết kiệm được một phần chi phí.

Sang đến PC lắp sẵn, bạn sẽ ngay lập tức sở hữu sản phẩm trong tay, mà không phải tốn nhiều thời gian cho việc cân nhắc từng món linh kiện một. Với dạng PC này, dù có thể phần cứng bên trong không phải là những cái tên mà bạn trông đợi. những thông số của chúng đều tương tác tốt với nhau để giúp bạn có được quá trình làm việc năng suất nhất. 

ConceptD 500 – PC thiết kế đồ họa được đề xuất từ Acer

Thiết kế tao nhã

Tao nhã không phải là tính từ thông dụng cho một thiết bị mạnh mẽ, nhưng đó lại là điều có thể tìm thấy ở bộ PC chuyên đồ họa Acer ConceptD 500. 

Đi theo trường phái tối giản, hiện đại, Acer ConceptD 500 có phần case được bao bọc bởi tông trắng sang trọng, cùng với đó là các mảng thông gió được chế tác vô cùng độc đáo. Hơn nữa, ConceptD 500 còn được trang bị lớp ốp gỗ có hỗ trợ sạc không dây ở phía trên, tạo nên vẻ ngoài rất riêng biệt và mới mẻ không chỉ cho sản phẩm, mà còn cho góc sáng tạo của bạn.

Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa 3

Tao nhã không phải là tính từ thông dụng cho một thiết bị mạnh mẽ, nhưng đó lại là điều có thể tìm thấy ở Acer ConceptD 500

Nội lực đáng nể

Ngoại hình dù thanh tao là vậy, những Acer ConceptD 500 vẫn mang trong mình nội lực đáng nể nhờ CPU Intel Core i9 9900K có xung nhịp cơ sở cao, 3.6 GHz. Và nhắc đến một bộ PC chuyên dụng cho designer như ConceptD 500, chúng ta cũng không thể bỏ qua VGA NVIDIA Quadro RTX 4000 8GB, vị trợ thủ tuyệt vời cho hoạt động render 3D. 

Tổng hợp thông tin cấu hình:

  • CPU: CPU Intel Core i9 9900K 8 nhân 16 luồng, xung cơ bản 3.6 GHz, turbo boost 5.0 GHz
  • VGA: NVIDIA Quadro RTX 4000 8GB
  • RAM: 64GB (4 khe DDR4 16GB)
  • Ổ cứng: 1TB SSD M.2 PCle, 512GB SSD 2.5, 2TB HDD SATA 3

Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa 2

Acer ConceptD 500 mang trong mình nội lực đáng nể nhờ CPU Intel Core i9 9900K và VGA NVIDIA Quadro RTX 4000

Sau những chia sẻ trên về vị thế, lẫn vai trò quan trọng của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa, chúng tôi rất mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên đón chờ các bài viết tiếp theo tại trang web ConceptD Việt Nam để sớm nắm bắt nhiều thông tin thú vị khác nhé!

>>> Tiêu chí lựa chọn máy tính bàn chuyên đồ họa