Tin tức

Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất

Bạn đang bắt đầu một khóa học thiết kế đồ họa? Bạn đang phân vân không biết chọn loại màn hình nào vì không có kinh nghiệm. Đừng lo, vì hôm nay Acer sẽ tổng hợp nhanh và chỉ ra giúp bạn những tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn màn hình thiết kế đồ họa dành cho thiết kế 3D, dựng hình ảnh và làm phim. Đọc ngay bài viết sau đây để biết việc sở hữu một màn hình đồ họa tốt sẽ ảnh hưởng thế nào trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất làm việc đối với một nhà thiết kế nhé.

Cách phân biệt các loại màn hình máy tính

Công nghệ sản xuất màn hình đang ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại màn hình với đa dạng các tính năng riêng biệt.

1. Màn hình Twisted Nematic

Twisted Nematic viết tắt là TN, sử dụng cấu trúc tinh thể với điểm mạnh là tốc độ phản hồi nhanh, được sử dụng khá nhiều trên các dòng máy gaming. Ngoài ra màn hình này còn hiển thị hình ảnh 4K và tần số quét là 240Hz.

Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất 1

Loại màn hình phổ biến

2. Màn hình IPS

Công nghệ màn hình IPS là biến thể của LCD, là loại màn hình được trang bị thiết bị công nghệ cao cấp, sở hữu nhiều tính năng nổi trội. Cấu tạo màn hình có sự biến đổi giúp giảm đáng kể lượng ánh sáng tán xạ, mang đến góc nhìn rộng đến 178 độ, độ hiển thị màu sắc cũng sinh động và trung thực hơn.

3. Màn hình OLED/AMOLED

OLED, viết tắt bởi cụm từ Organic Light-Emitting Diode có ưu điểm chất lượng hình ảnh cao, lượng điện năng tiêu thụ ít và tốc độ phản hồi khá nhạy. Sở hữu tấm phim carbon bên trong panel của màn hình, OLED sẽ tự động phát sáng khi có điện chạy qua. Đây là công nghệ tiên tiến được Samsung phát triển đầu tiên.

4. Màn hình LCD

Liquid Crystal Display(LCD) là loại màn hình tinh thể lỏng mang được sử dụng phổ biến, với ưu điểm là hình ảnh sống động, trung thực và tiết kiệm điện năng. Công nghệ màn hình LCD được đánh giá là vượt trội về chất lượng hình ảnh và sự tiện dụng.

Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất 2

Công nghệ màn hình LCD

5. Màn hình Retina

Đây là công nghệ màn hình được trang bị trên dòng Mac Pro của hãng Apple, với độ phân giải lên đến 2560×1600 pixel với mật độ điểm ảnh 232.22 ppi với phiên bản 13inch.

Tiêu chí chọn màn hình thiết kế đồ họa

Điểm khác biệt của màn hình chuyên biệt dành cho thiết kế đồ họa chính là dựa trên mục đích sử dụng của người sử dụng, lĩnh vực thiết kế. Yêu cầu về tính năng  như hiển thị hình ảnh, độ chuẩn sắc màu, độ phân giải,… sẽ cao hơn các loại sử dụng cho dân văn phòng.

1. Thiết kế

Trước tiên, bạn phải quan tâm đến cấu tạo của màn hình, bởi một thiết kế linh hoạt sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng. Điều chỉnh các góc nhìn khác nhau một cách dễ dàng bằng một màn hình có chế độ xoay gập linh hoạt sẽ cho phép nhà thiết kế quan sát sản phẩm của mình tốt hơn. 

Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất 3

Thiết kế linh hoạt giúp bạn dễ quan sát khi làm việc

Bên cạnh đó, phần chân đế cũng quan trọng, góc nhìn được tối ưu hóa sẽ giảm thiểu được tình trạng mỏi mắt và đau nhức cơ do ngồi quá lâu ở một tư thế.

2. Màu sắc

Màu sắc chân thực chính là yếu tố hàng đầu đề tạo ra một sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp đối với một chuyên gia sáng tạo. Với khả năng hiển thị khoảng 90% trong dải màu sRGB của các loại màn hình thông thường sẽ không đáp ứng được hiệu năng làm việc, bạn nên chọn màn hình có dải màu sRGB từ 97% trở lên.

Bên cạnh đó, kiểu hiển thị màn hình IPS với độ hiển thị sáng tối, bóng mờ sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn rộng và hình ảnh rõ nét hơn dù quan sát ở bất kỳ góc nào.

Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất 4

Dải màu chân thực sống động 

3. Loại màn hình 

Không chỉ với dân thiết kế mà người sử dụng máy tinh thông thường cũng rất quan tâm đến khả năng bảo vệ mắt của các loại màn hình khỏi các tác nhân gây hại. Một màn hình có tích hợp công nghệ ngăn ánh sáng xanh, Reader Mode hay chế độ Night light sẽ giúp bạn tránh mỏi mắt và tình trạng mỏi nhức khi sử dụng thời gian dài.

4. Kích thước và độ phân giải

Màn hình rộng từ 24inch đến 27inch sẽ cung cấp cho bạn một không gian làm việc thoải mái và độ hiển thị bao phủ, giúp làm việc ở chế đa nhiệm hiệu quả.

Với kích thước màn hình máy tính cao nhất hiện nay là 3840×2160 sẽ giúp cho việc xử lý hình ảnh trở nên dễ dàng hơn. Hầu hết các các bạn làm thiết kế đều lựa chọn màn hình có độ phân giải lớn vì Pixel càng cao thì chi tiết càng hiển thị tốt.

ConceptD CP3 – Mẫu màn hình thiết kế đồ họa được “săn lùng” năm 2020

Tại sao chúng tôi lại khuyên bạn lựa chọn màn hình thiết kế đồ họa ConceptD CP3?

Bởi đây là mẫu màn hình thiết kế đồ họa chuyên nghiệp các chuyên gia Acer sáng tạo dành riêng cho các nhà sáng tạo. Với các tính năng vượt bậc, công nghệ tiên tiến như PANTONE® 4K UHD, Adobe® RGB với độ hiển thị màu 99%, Delta E <1 và 90% DCI-P3, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn từng nét chân thực sống động mà mẫu màn hình  chuyên đồ họa này đem lại.

Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất 5

Thiết kế hiện đại của ConceptD CP3 khiến người dùng không thể rời mắt

Ngoài ra, mẫu màn hình thiết kế đồ họa thuộc hệ sinh thái ConceptD mới ra mắt của nhà Acer còn có các ưu điểm như:

  • Màn hình đạt chuẩn 27” 4K UHD IPS tạo độ sắc nét hơn bao giờ hết
  • Delta E <11 mang lại trải nghiệm màu hoàn hảo
  • Đồ thị màu 3D với thang màu chính xác, cam kết mang đến cho bạn một tác phẩm hoàn thiện như mong muốn.
  • Gam màu rộng tuyệt hảo tạo cảm giác êm dịu, gây ấn tượng đậm nét.
  • Hệ màu chuyên biệt 93% DCI-P3 thích hợp cho các nhà sản xuất và dựng phim.
  • VESA Certificated DisplayHDR™ 1000 nâng cao độ tương phản làm độ ngả bóng sản phẩm được nâng tầm.
  • Màn hình cùng G-SYNC® ULTIMATE và hệ điều hành NVIDIA® G-SYNC® xử lý nhanh mọi yêu cầu và phản hồi nhanh chóng.

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn chi tiết về kinh nghiệm lựa chọn mẫu màn hình thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn thông minh, sáng suốt và phù hợp với công việc hiện tại . Từ Acer – Người bạn công nghệ đáng tin cậy!

>>> Màn hình thiết kế đồ họa Acer ConceptD – “Sứ giả” kết nối khối óc và ấn phẩm sáng tạo